Giải pháp cho ngành Nail thời đại mới
VNailPro
VNailPro 5 Sai lầm chủ tiệm thường gặp

5 Sai lầm chủ tiệm thường gặp

Với nhiều người Việt, dù mới đặt chân đến Mỹ hay là đã sinh sống lâu năm. Thì ngành nail (làm chủ hay làm thợ) luôn là lựa chọn phù hợp nhất. Bởi đặc thù ngành đòi hỏi bắt buộc phải có tính khéo léo, chịu khó nên rất phù hợp với tố chất người Việt. Thêm vào đó, nghề nail lại có mặt bằng chung thu nhập tương đối cao. Điều kiện làm việc lại thỏa mái, dễ chịu… Vậy nên ngành nail luôn là lựa chọn được ưu tiên của nhiều người Việt ở Mỹ.

Đã đi làm thì ai chả mong được làm chủ. Tuy nhiên khi trực tiếp đứng ra mở tiệm nail thì khó khăn phải đối mặt sẽ rất nhiều. Nhất là đối với những chủ tiệm chưa có kinh nghiệm. Sau đây là 10 sai lầm mà chủ tiệm nail rất hay mắc phải.


Trả lương hay tỷ lệ ăn chia quá cao

Việc thiếu thợ khiến chủ tiệm nail phải dùng tỉ lệ ăn chia cao với thợ

Sai lầm này bắt nguồn từ tình hình thực thế thiếu thợ như hiện nay. Vì vậy các chủ tiệm nail thường dùng tỉ lệ ăn chia rất cao. Có khi lên đến 7/3 đối với thợ nail mà chính mình chưa biết tay nghề ra sao. Và đây chắc chắn là 1 sai lầm.

 

Ma thuật hấp dẫn thợ nail

Các chủ tiệm cần phải hiểu tâm lý của thợ nail là gì? Ai đi làm cũng muốn kiếm tiền, thậm chí là rất nhiều tiền. Nhưng đó chỉ là điều kiện cần thôi. Điều tiên quyết để người thợ muốn gắn bó với tiệm nail là công việc ở tiệm phải ổn định. Phải nhiều khách hàng thường xuyên, khách quen.

Thử làm 1 bài toán kinh tế đơn giản, 1 tiệm ngày thợ tiếp 5 khách với tỉ lệ ăn chia 7-3. So với 1 tiệm ngày thợ tiếp 7 khách ăn chia 6 – 4. Bên nào thợ kiếm được nhiều hơn? Trẻ con lên 3 cũng biết là (6×7) > (7×5). Đó còn chưa kể, tiệm có nhiều khách, thì tỉ lệ gặp khách sộp, khách quen của thợ cũng cao hơn (típ nhiều hơn). Đó mới là ma lực tự nhiên giúp giữ chân và thu hút thợ nail.

 

Sử dụng Social Marketing để thu hút khách

Vậy để tiệm có thể hút khách, từ đó mang lại lợi thế cho chủ tiệm khi đàm phán lương với thợ là gì? Đó là phải biết cách xây dựng hình ảnh tiệm (hay còn gọi là marketing). Vậy tại sao phải xây dựng hình ảnh tiệm? Hãy thử nghĩ đơn giản việc này giống như việc 1 cô gái đi tập gym để cải thiện body vậy. Chưa cần biết cô ta có xinh đẹp hay không, nhưng 1 body đẫy đà, chuẩn mực 90-60-90 đảm bảo hút ánh mắt thèm muốn của đàn ông từ mọi góc nhìn.

Online Marketing đang là xu hướng của thời đại khi hiệu quả tiếp cận khách hàng tốt hơn gấp 8 lần Tranditional Marketing

Xây dựng hình ảnh tiệm cũng vậy, đây là cách duy nhất và chắc chắn nhất hút khách đến tiệm chỉ với vài giây tiếp cận. Có thể là qua 1 tin quảng cáo trên facebook. Hay qua hình ảnh nội thất đẹp trên website, 1 trang báo nail hay qua lời kể của 1 người quen.

Đây là cách marketing tốt nhất, hiệu quả lâu dài nhất và chi phí về lâu dài là rẻ nhất. Vậy nên thay vì trả lương cao để tìm thợ nail. Chủ tiệm nên sử dụng tốt nguồn vốn để xây dựng hình ảnh tiệm, đó mới là cách bền và đúng đắn hơn.

 

Thiếu sát sao trong việc quản lý

Hệ quả trực tiếp của việc thiếu sát sao này là thợ làm việc quá tải. Bị áp lực tâm lý, không phát huy được hết ưu điểm của bản thân. Để tình trạng này không xảy ra, chủ tiệm phải học cách “built thợ”.

Built thợ, nghe thì sang nhưng hóa ra cực đơn giản. Thứ nhất là chịu khó quan sát. Nếu để ý kỹ, mỗi thợ sẽ có 1 điểm mạnh riêng. Ví dụ như thợ khéo tay, thợ chịu cường độ làm việc cao, thợ giao tiếp giỏi, rồi thợ có chuyên môn wax, nối mi, tỉa lông mày.

Hiểu được điểm mạnh của mỗi người, chủ tiệm cần phải arrange công việc sao cho phát huy hết được ưu điểm của từng thợ. Được làm đúng sở trường, lại vừa làm hài lòng khách, đẹp lòng chủ sẽ giúp tâm lý thợ thoải mái. Từ đó kích thích năng suất làm việc, đồng thời tăng độ gắn bó với tiệm hơn.

Phân công đúng người, đúng việc để tối ưu hóa năng suất lao động


Hãy quan tâm đến thợ nhiều hơn

Cuối cùng là quản lý, giám sát công việc của thợ. Các chủ tiệm nail phải nhớ mục đích của việc này. Ngoài tìm ra các lỗi phục vụ chưa chuẩn của thợ còn phải để ý đến tình trạng sức khỏe, trạng thái tâm lý. Khi thợ xuất hiện dấu hiệu mệt mỏi, chủ cần tâm lý động viên kịp thời. Sắp xếp lại khách hàng, lịch làm việc cho thợ để tránh tình trạng quá tải.

 

Làm tốt những bước trên, chủ tiệm không những không cần mất công đi tìm thêm thợ nail, mà vẫn đáp ứng được hết nhu cầu công việc. Từ đó cải thiện thu nhập của cả chủ tiệm lẫn thợ nail.

 

Thuê thợ có nhiều kỹ năng không cần thiết

Ai làm chủ cũng muốn sử dụng thợ có kinh nghiệm lâu năm, nhiều kỹ năng. Tuy nhiên điều này có phải lúc nào cũng hợp lý? Một điều hiển nhiên là thợ giỏi thì đòi lương cao, tỷ lệ ăn chia cao. Nhưng nhu cầu thực sự về những kỹ năng đó với khách địa phương là không cao.

Thợ waxing có số giờ đào tạo trung bình cao hơn thợ nail tới 200 giờ

Ví dụ như tiệm nail ở một khu vực mà đa số khách hàng của tiệm chủ yếu là làm móng, làm tóc, và thỉnh thoảng mới có 1 vài khách làm dịch vụ nối mi giả. Nếu tiệm tuyển thợ có bằng cấp và quá chuyên về nối mi (có bằng Esthetician). Rồi trả lương cao hơn so với các thợ nail (Manicurist) khác, liệu có thực sự hợp lý hay không?

Với vấn đề này, có 1 lời khuyên luôn đúng cho các chủ tiệm. Đó là áp dụng quy tắc 20-80. Cần có 20% số thợ có chuyên môn cao, có thể đáp ứng được 80% yêu cầu trong mọi công việc, và 80% số thợ có tay nghề tương đối, để đáp ứng 20% nhu cầu cơ bản của tiệm.

 

Tuyển thợ ồ ạt

Trước tình trạng khan hiếm thợ, nhiều chủ tiệm đã vội vã tuyển thợ vào làm việc mà không thử tay nghề của thợ. Việc này chẳng những làm giảm năng suất làm việc của thợ. Mà còn gây ra mất khách hàng, mất uy tín của tiệm. Kinh nghiệm của những người đi trước đã chỉ ra rằng, “muốn nhanh thì phải từ từ”. Có thể tuyển thợ non tay nghề như 1 giải pháp tình thế. Nhưng phải sắp xếp cho họ những công việc phù hợp, chỉ bảo kịp thời.


Vị trí của tiệm khuất mắt người qua đường

Mặt tiền ở vị trí khuất là đại kỵ của ngành kinh doanh dịch vụ

“Nhất cự ly, nhì tốc độ”, việc đặt tiệm ở vị trí khuất mắt người qua đường, khách bộ hành là điều tối kỵ. Bởi nói sẽ làm giảm đi 1 số lượng lớn khách walk-in đến tiệm. Thực tế đã chứng minh, tâm lý khách hàng về nhu cầu làm đẹp nhiều khi nảy sinh là do ngẫu hứng. Có nghĩa là vô tình trong khi đi dạo, shopping, khách hàng chợt thấy tiệm nail rồi ghé vào.  Đặc biệt là đối với những tiệm mới khai trương, mới đổi nghề thì lượng khách vãng lai này là nguồn “sống” chính. Vì vậy, việc lựa chọn vị trí đặt tiệm phải được tìm hiểu kỹ càng, cẩn thận.