VNailPro INc Làm sao để tăng lượng khách quen cho nail salon?

Làm sao để tăng lượng khách quen cho nail salon?

Khách quen chính là quỹ doanh thu bền vững của tiệm nail và làm thế nào để phát triển được quỹ này? Câu trả lời từ chính nhân viên của bạn. Nghiên cứu cho thấy các cửa hàng có nhân viên tham gia vào chiến dịch tăng lượng khách quen có doanh thu tăng thêm 147% so với trước đó. Vậy làm thế nào để sử dụng nguồn lực này? 


Văn hóa doanh nghiệp

Hãy nhìn vào nền kinh tế thế giới, tất cả doanh nghiệp thành công đều là những tổ chức tạo được văn hóa công ty tích cực và ngược lại. Bạn có thể hiểu “văn hóa doanh nghiệp” là tập giá trị quyền lợi và mục tiêu mà phần tử trong tổ chức được hưởng cũng như cần đạt đến. Một tổ chức không có “văn hóa” sẽ trở thành mớ hỗn độn, nơi phần tử là các nhân viên của bạn cảm thấy không thỏa mãn với công việc, cũng như không có mục tiêu  để đạt đến, tệ hơn họ cảm thấy xấu hổ khi là nhân viên thuộc doanh nghiệp đó.

Tạo văn hóa công ty theo hướng tích cực giúp giữ nhân viên kinh nghiệm làm việc lâu dài, tăng khả năng giới thiệu salon thêm người khác vào join tiệm của bạn; làm việc chăm chỉ hơn để giữ cho khách hàng vui vẻ và ghé lại thường xuyên. 

Tạo chương trình khách hàng thân thiết

Chương trình khách hàng thân thiết giúp nail salon tăng doanh thu bền vững. Khách hàng có xu hướng bị hấp dẫn bởi những ưu đãi kèm theo như tích điểm cho lần kế tiếp hoặc được giảm giá so với khách hàng mới. Nhân viên của bạn chính là người:

Giới thiệu chương trình

Giúp khách hàng đăng ký

Trả lời thắc mắc

Giải quyết vấn đề 

Nhắc nhở khách hàng sử dụng thẻ của họ cho mỗi lần mua

Chia sẻ thông tin cập nhật về các chương trình khuyến mãi và ưu đãi mới

Nếu nhân viên không thể nắm được những kiến thức trên về chương trình, trước khi trách móc hãy xem xét các bước đào tạo, tương tác giữa nhân viên và công ty hay nội dung chương trình.

Business card with loyalty stamp by VNailPro

Hình ảnh cung cấp bởi VNailPro

Khảo sát cho thấy 57% khách hàng tìm hiểu các chương trình khuyến mại qua mạng xã hội và website của salon. Số còn lại hoặc không hiểu cách dùng hoặc có thắc mắc về ưu đãi thì nhân viên của tiệm chính là người giúp trả lời các thắc mắc và thực hiện các yêu cầu của khách hàng. 

Một số lưu ý khi tạo chương trình:

Luôn yêu cầu thẻ thành viên như một bước bắt buộc trong khâu thanh toán

Chia sẻ các khảo sát khách hàng với nhân viên – những bằng chứng cụ thể mối liên hệ giữa sự hài lòng của khách với sự thành công của tiệm

Bên cạnh chương trình cho khách hàng hãy luôn nhớ kèm theo là phần thưởng cho cống hiến của nhân viên. Điều này giúp khích lệ tinh thần của nhân viên khi giới thiệu về ưu đãi.


Lựa chọn ưu đãi phù hợp

Nếu như ở các trung tâm fitness ưu đãi thường là những sản phẩm liên quan đến sức khoẻ , ở các nhà hàng chương trình khách hàng thân thiết thường tập trung vào các sản phẩm giúp upsell – món khai vị miễn phí cho lần ghé thăm nhà hàng thứ 5, hoặc ly rượu vang cho 10 khách hàng thân thiết đến sớm nhất; đối với tiệm nail, ưu đãi có thể là sơn màu free cho lần thứ 10 sử dụng dịch vụ hoặc giảm giá cho những lần ghé tiếp theo.

Lựa chọn ưu đãi

Những chương trình này không chỉ đem đến trải nghiệm dành cho khách hàng của bạn mà còn như thành quả của chính nhân viên giới thiệu chương trình. Giống như người bán ván lướt sóng luôn muốn thấy sản phẩm của mình được sử dụng hay nhà tạo mẫu tóc thấy tự hào khi kiểu tóc của mình xuất hiện trên đường phố.


Giải thưởng cho nhân viên để tăng lượng khách quen

Tăng lượng khách quen

Hình ảnh cung cấp bởi VNailPro

Happy employees are productive employees (Nhân viên hạnh phúc là nhân viên hiệu quả). Nghiên cứu chỉ ra rằng nhân viên có động lực có hiệu suất cao hơn bình thường 27%. Đi kèm chiến dịch ưu đãi có thể là một cuộc thi trong team của bạn, ví dụ nhân viên giới thiệu được số lượng chương trình khách hàng nhiều nhất có thể được thưởng thêm, hoặc nhân viên nhận được review tốt từ khách hàng sẽ có thêm ngày nghỉ.  Điều này không chỉ giúp tăng cường tinh thần làm việc của team mà còn tăng thêm chất lượng dịch vụ cho tiệm.

 

Quản lý trải nghiệm của khách hàng

Người quản lý trải nghiệm của khách hàng ( Customer experience management – CEM) – vị trí quan sát, thu thập ý kiến khách hàng về chương trình ưu đãi hay dịch vụ từ đó thay đổi cho phù hợp. Mục tiêu nhằm tăng sự hài lòng của khách hàng cũng như số lượng khách thân thiết.

Trải nghiệm khách hàng

73% khách hàng cho rằng dịch vụ tốt là nhân tố quyết định liệu họ có muốn gắn bó với salon đấy không, 77% chia sẻ trải nghiệm tệ có ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng có thể suốt 1 tuần hoặc lâu hơn. Rõ ràng cách thiết lập hoạt động team và đào tạo nhân viên ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh doanh của nail salon. Thay vì cố gắng đưa ra “mệnh lệnh” và áp đặt xuống, hãy hỏi nhân viên – những người có thời gian tiếp xúc khách hàng nhiều hơn – về thiếu sót trong dịch vụ và cách để hoàn thiện ngày một tốt hơn. 

Menu

Thay đổi từ chính bên trong giúp bạn tăng lượng khách hàng thân thiết, phát triển quỹ doanh thu một cách bền vững có thể tiết kiệm tới 5 lần do với chi phí để tạo ra khách hàng mới. Giữ chân và làm hài lòng khách hàng cũ sau đó “marketing từ bên trong” là hướng đi đúng đắn và thông minh nhất mà tất cả mọi người trong nghành nail cần lưu tâm.

Other Blog

Contact

(856) 656 4646
Egg Harbor Township, New Jersey 08234