Ưu và nhược điểm của 5 cách chia turn tiệm nail sao cho công bằng nhất.
First come – First serve là hình thức chia turn phổ biến của các tiệm Nail tại Mỹ. Sau đây là 5 gợi ý để kết hợp với cách chia turn này, tuỳ vào tình hình cụ thể chủ tiệm có thể cho ra những biến thể sao cho phù hợp với tiệm của mình nhất.
Cách 1: First come – First serve căn bản.
Cách này có nghĩa là người đầu tiên đến trước sẽ được ưu tiên bắt khách đầu trước, người đến thứ hai thì nhận khách tiếp theo. Khách làm nhiều service hay tí thì vẫn tính là 1 turn.
Ưu điểm: Khuyến khích thợ đi làm đúng giờ, thậm chí là đi làm sớm hơn so với quy định, chủ động hoàn toàn trong công việc vì nó liên quan đến lợi ích cá nhân mỗi người. Thợ có tay nghề cao, làm nhanh thì thu nhập sẽ càng cao.
Nhược điểm: Khuyến khích cho tình trạng làm nhanh làm ẩu dẫn đến chất lượng dịch vụ của tiệm kém. Nhân viên học việc, người mới vô nghề làm còn chậm, tay nghề còn yếu sẽ bắt turn chậm hơn người khác dẫn đến thu nhập ít hơn mọi người. Thu nhập không cân bằng sẽ dễ xảy ra tình trạng mâu thuẫn giữa thợ mới và thợ cũ, gây mất đoàn kết trong tiệm.
Cách 2: First come – First Serve kết hợp chia đều số lượng khách.
Tính turn để đảm bảo hiệu quả kinh doanh cao nhất khác nhau ở mỗi tiệm
Cách này về cơ bản vẫn là thợ đến trước sẽ bắt turn trước nhưng số khách đến tiệm sẽ được chia đều cho các thợ.
Ưu điểm: Vẫn khuyến khích thợ chủ động đi làm sớm, hạn chế tình trạng làm nhanh làm ẩu cho xong để nhận khách khác, khuyến khích thợ upsale, tăng kỹ năng bán hàng. Thu thập giữa các thợ sẽ dựa vào khả năng giao tiếp của thợ với khách, hạn chế các tranh chấp về turn.
Khuyết điểm: Hạn chế khả năng của người thợ giỏi, thợ có tay nghề cao vì khi làm xong vẫn phải chờ để tiếp tục đến lượt mình. Tiệm ở các khu vực seasonal muốn chạy khách thì sẽ có thể bị chậm. Nếu tay nghề của thợ trong tiệm chênh lệch quá lớn, lượng khách của thợ giỏi tiếp nhận cũng chỉ bằng thợ mới, năng lực không được phát huy hiệu quả sẽ xảy ra tình trạng lãng phí nguồn lực.
Cách 3: First come – First serve kết hợp xếp lại turn theo income.
Cách này vẫn là thợ đến trước sẽ được bắt turn trước nhưng đến giữa ngày sẽ thống kê lại income của mỗi người rồi sắp xếp lại danh sách turn theo trật tự ai làm ít thì đưa lên đầu rồi tương tự như vậy đến người làm nhiều tiền nhất xếp cuối cùng.
Ưu điểm: Income của mỗi người sẽ được phân phối tương đối công bằng.
Nhược điểm: Income của thợ bột sẽ hạn chế, mất công bằng với thợ bột. Với một thợ bột làm tất cả các service, income tất nhiên sẽ cao hơn mọi người nhưng nếu tính theo cách này tổng số lượt bắt turn sẽ có thể thấp hơn mọi người trong tiệm. Thu nhập của họ sẽ giảm xuống sẽ vô tình khiến cho thợ giỏi làm cho tiệm đối thủ.
Cách 4: First come – First Serve nhưng ưu tiên thợ bột.
Cách này nghĩa là nếu khách muốn làm pedicure, thợ bột sẽ được ưu tiên trước. Khách tiếp theo, thợ tay chân nước sẽ làm. Thứ tự vẫn là người đến trước thì bắt turn trước.
Ưu điểm: Thợ bột sẽ có được income cao nếu chăm chỉ làm việc, chủ tiệm giữ được thợ giỏi.
Nhược điểm: Khoảng cách income giữa thợ bột và thợ chân tay nước ngày càng xa sẽ khiến cho mâu thuẫn giữa các thợ ngày càng khó giải quyết, rất khó lòng có được sự đoàn kết trong tiệm.
Cách 5: First come – First serve nhưng không tính khách hẹn.
Cách này có nghĩa vẫn là loại hình ai đến trước được bắt turn trước nhưng nếu là khách hẹn thì turn của họ vẫn còn, xong khách hẹn họ có thể tiếp tục bắt khách walk-in theo turn list.
Ưu điểm: Khuyến khích thợ upsale, build khách hàng, tăng cường kỹ năng bán hàng.
Nhược điểm: Rất khó thực hiện đối với thợ mới hoặc thợ học việc nên thu nhập của họ cũng có phần bó hẹp lại có thể khiến xảy ra mâu thuẫn.
Mỗi cách thức chia turn đều có những ưu nhược điểm riêng của nó. Vì vậy, khi muốn chọn lựa cách chia turn tốt nhất cho tiệm của mình, những người chủ, người quản lý phải hiểu rõ ưu và nhược điểm của mỗi cách chia turn, đặc điểm của tiệm mình, thợ của mình ra sao rồi quyết định cách áp dụng hình thức nào sao cho chính xác và phù hợp. Có thể lựa chọn cách kết hợp với nhau tuỳ tình hình, thời điểm tiệm đông hay vắng khách mà thay đổi một cách linh hoạt.
-
Dịch vụ thiết kế menu bảng giá tiệm nail ở đâu?
Menu hay bảng giá cho tiệm nail? Menu dạng cuốn (menu book) và bảng giá treo tường (wall menu) là hai vật dụng không thể thiếu tại mỗi tiệm nail. Tho...
-
4 Ưu điểm vượt trội của VNailPro’s menu
Menu là một phần không thể thiếu của các cơ sở kinh doanh dịch vụ như tiệm nail. Trong đó, menu sẽ đóng góp vào phần kiến tạo thương hiệu và xây dựng ...
-
Menu book hay bảng giá treo tường cho tiệm nail?
Tại sao các tiệm nail thời xưa dùng bảng giá treo tường chứ không phải menu book như nhà hàng hay spa của Mỹ? Sự thiếu thốn về dịch vụ, sự hạn chế về ...