Mẹo để “ghi điểm” với khách mà thợ cứng không muốn tiết lộ?
Trong thời buổi kinh tế cạnh tranh khốc liệt giữa các tiệm nail, 1 nail cứng đòi hỏi nhiều yếu tố không chỉ là kỹ năng chuyên môn mà còn phải biết nắm bắt tâm lý của khách Tây. Đồng thời phải biết cách “ghi điểm” tạo dấu ấn để khách hài lòng và quay lại lần sau. Nói như vậy để thấy nghề nail không đơn giản. Người thợ nail vừa phải khéo léo, mềm mỏng, vừa tôi luyện đôi tay sao cho thật chuyên nghiệp. Để rồi chính đôi bàn tay của khách lại là “trái ngọt” đánh giá sự hài lòng cũng như mức độ thành công với nghề.
Hãy coi chừng khi xử lý bộ móng thật
Trên thực tế, không ít thợ nails mới vào nghề tay chân còn lúng túng thường phạm lỗi bấm sát quá trong thao tác bấm móng. Với móng bột, bạn không nên để kìm quá sát dễ khiến móng bị vỡ mất đi dáng móng.
Cắt dũa móng là thao tác đánh giá độ chuyên nghiệp, tay nghề của một thợ nail
Còn với móng thật, điều tối kỵ này không chỉ làm mất thời gian làm móng mà còn gây tổn thương cho khách. Để khắc phục tình trạng trên, bạn nên tránh cắt quá sát đến độ để lộ phần thịt đầu móng. Với bộ móng dài có thể ngửa tay khảo sát lớp da dưới móng rồi tiến hành xử lý gọn nhẹ. Điều đáng lưu ý, mọi người nói chung và người Mỹ nói riêng luôn đặt yếu tố vệ sinh lên hàng đầu, hãy đảm bảo dụng cụ làm móng được vệ sinh sạch sẽ, tiệt trùng kỹ càng và không dùng chung chạ.
Không chỉ cắt, dũa móng là công đoạn không thể xem thường của nghề nail tại Mỹ. Dũa sao cho thật chuyên nghiệp còn phải xem lại cách bạn dũa như thế nào? Nên nhớ, nguyên tắc quan trọng khi dũa móng là thao tác cẩn thận theo 1 hướng từ ngoài vào trong. Việc dũa chỉnh hình móng theo góc 45%, lực kéo từ trái sang phải sẽ mạnh hơn chiều ngược lại nên kết thúc bằng thao tác trái sang phải là hợp lý. Ngoài ra khi sử dụng dũa làm ngắn móng cho khách, nên dùng dũa mặt thô trước, tiếp đến dùng loại vừa và mịn.
Lưu ý khi đánh bóng mặt móng cho khách, với những bộ móng mỏng không nên đánh bóng quá nhiều. Buffer đánh bóng móng có nhiều dạng, có các mặt với độ nhám mịn khác nhau nên lựa chọn đúng loại tùy thuộc vào từng loại móng.
Một bộ móng có lôi cuốn, hấp dẫn hay không được quyết định bởi mẫu vẽ và độ ưng ý của khách hàng. Tùy đối tượng, sở thích, thời điểm và tình huống sử dụng mà chọn tông màu, họa tiết phù hợp cho khách, đừng bao giờ làm theo ý mình. Buổi chiều tối, khách đi dự lễ hội nên sử dụng các tone màu ấm như đỏ, vàng đồng, nâu đồng, hồng sẫm, cam tuyền…Khách đi picnic ngoài trời hãy sử dụng tone màu lạnh như xanh da trời, xanh lá cây nhạt, vàng chanh, xanh lục nhạt….Với gout ăn mặc của khách, có thể là váy sang trọng, quần áo lịch thiệp, hay thể thao năng động thì màu móng phải hài hòa, tạo thêm điểm nhấn.
Chọn tone màu, họa tiết móng cần chú ý tới nhiều yếu tố như đối tượng, khách hàng, địa điểm khách tới, hoàn cảnh khác sử dung.
Mẫu vẽ gọn gàng, xinh xắn như hoa lá, đường kẻ ngang dọc là giải pháp tốt nhất cho người thợ muốn tạo bộ móng thanh thoát, tránh những mẫu vẽ cầu kỳ khiến đôi tay không có “hồn” và rối mắt. Nếu muốn tạo hiệu ứng khi vẽ nail làm đẹp tay khách thì chú ý những nguyên tắc như sau:
• Khách có da ngả vàng nên dùng tone cam, nâu như vậy bố cục trở nên hài hòa, làn da cũng sáng lên trông thấy.
• Khách da đen nên sử dụng màu vàng óng ánh, màu đồng hỗ trợ tương phản rất tốt.
• Khách màu da trắng hồng hãy tạo móng hồng nhạt cánh đào hay nâu cà phê là ưng ý nhất.
• Còn khách da trắng thì tuyệt rồi, màu nào cũng hợp.
Tinh tế khi xử lý những “ca khó”?
Cách tẩy bỏ sơn móng có kim tuyến sao cho nhanh gọn là “ca khó” với không ít thợ nail mới. Thật ra không phải quá khó, có 2 cách để bạn xử lý rắc rối mà chẳng cần đắn đo suy nghĩ thêm. Cách đơn giản được nhiều thợ nail lựa chọn là dùng buffer dũa phần sơn có kim tuyến song cách này không nên áp dụng với bộ móng mỏng. Cách thứ hai chỉ cần đặt miếng bông đã nhúng dung dịch axeton lên móng một thời gian, đợi lớp sơn tan rồi lau sạch.
Thêm một “ca khó” thường gặp trong tiệm nail là khi móng được sơn, vẽ kỹ càng mà khách sơ ý đụng chạm liền bị xước và bong tróc ngay. Tránh tình trạng này bạn nên chú ý với nước sơn mỏng hoặc màu sơn đậm đã kín chỉ cần sơn 1 nước để thời gian khô nhanh hơn. Nếu bắt buộc sơn 2 lớp thì nước sơn lót (base coat) sẽ là yếu tố cần lưu ý hàng đầu, cần phải để khô trước rồi mới sơn lớp sau.
Tuy nhiên việc sơn sửa lỗi thế này sẽ khiến nhiều thợ nail có tâm lý làm nhanh để ra ghi turn. Đương nhiên nhanh dễ dàng ẩu, dẫn tới chất lượng móng không đảm bảo, khách hàng khó hài lòng. Một chia sẻ nhỏ với các chủ tiệm nail có thể thêm quy định chỉ cần sơn 1 nước là có thể ghi turn sau đó tiếp tục các công đoạn làm đẹp bộ móng. Như vậy, vừa đảm bảo độ tỉ mỉ và cẩn thận khi phục phục khách vừa tạo điều kiện để thợ không sốt sắng check turn.
Other Blog
-
Làm chủ, làm thợ: được và mất
Mỗi người chúng ta đều có mục tiêu, đam mê riêng để theo đuổ...
-
Khách thường nghĩ gì trước khi chọn tiệm nail?
Tại Mỹ, khi khách hàng chọn một tiệm nail nào đó, họ sẽ xem ...
-
Hướng dẫn tạo tài khoản quảng cáo Facebook Business
Bạn đăng nhập vào tài khoản Facebook cá nhân trước. Sau đó, ...