6 “Bệnh” thường gặp trong tiệm nail
Bệnh ở đây được hiểu là “bệnh về tâm lý” chứ không phải là bệnh về phạm trù sức khỏe theo đúng nghĩa đen của nó. VNailPro rất mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn vào chủ đề này và mong bài viết này sẽ giúp các “bệnh” trong tiệm nail phần nào được chữa trị…
Bệnh ” tám tiếng Việt”
Chúng tôi đã có cuộc khảo sát các tiệm nail tại một số tiểu bang trên nước Mỹ, theo ghi nhận của phóng viên báo VNailNew phải đến 90% các tiệm đều mắc căn bệnh này. Trong những tiệm làm móng ở Mỹ, bạn có thể thường xuyên thấy những người thợ làm móng nói chuyện phiếm hoặc tệ hơn là nói xấu khách hàng.
Các vị khách vốn không hiểu tiếng Việt nên họ không bao giờ nghe được những người thợ làm móng đang bàn luận điều gì. Dù đó là điều tốt đi nữa thì họ sẽ vẫn có thể tưởng là bạn đang nói xấu họ và không tập trung vào công việc và thiếu chuyên nghiệp.
Đặt mình vào địa vị của khách hàng, bạn sẽ cảm thấy như thế nào khi đến một nhà hàng nào đó mà các nhân viên chỉ sử dụng một thứ ngôn ngữ mà bạn không hiểu ngay trong suốt thời gian phục vụ bạn?
Bệnh ” kỳ thị”
Căn bệnh này hầu hết chưa có ai đề cập đến do vậy hôm nay báo VNailPro muốn chia sẻ với các bạn. Kỳ thị ở đây không phải là kỳ thị khách mà chính là về giới tính của họ. Trong cuộc đi khảo sát các tiệm nail chúng tôi có chứng kiến một sự việc như sau:
“Hôm đó trong tiệm nail có 1 người phụ nữ bước vào, cô ta mắc áo sơ mi, quần jean, cắt tóc ngắn trông rất giống đàn ông, mấy thợ nail trong tiệm bắt đầu xì xào, chỉ trỏ. Con nhỏ này bê đê, gay hay les chắc luôn, con gái gì đâu mặc đồ đàn ông”. Vị khách đó không nghe thấy thì không sao nhưng nếu chẳng may họ hiểu những gì các thợ nail kia nói thì sao? Tất nhiên họ có quyền kiện ngược lại tiệm tội kỳ thị giới tính, tội này vô cùng nặng.
Có những trường hợp thợ nail họ từ chối không làm cho những khách như vậy họ nói “tôi không làm cho cái người đó mắc công lại lây bệnh”. Đây chỉ là những dẫn chứng nhỏ trong những việc mà chúng tôi gặp phải tại các tiệm nail hiện nay.
Tại sao họ lại không tôn trọng như những vị khách khác, hay chỉ vì thấy họ ăn mặc khác người, giới tính của họ không giống bạn? Chính vì điều đó làm cho tính nhân văn của con người bị mất đi. Trong khi thế giới đã công nhận giới tính thứ 3, mọi người cũng đã chấp nhận những người thuộc cộng đồng LGBT, vậy tại sao bạn vẫn còn có những suy nghĩ kỳ thị đó.
Khi sự việc trên xảy ra chúng tôi cũng có cuộc phỏng vấn một số chủ tiệm và thợ nail về việc họ nghĩ sao về các vị khách đặc biệt này? Kết quả là nhiều người có câu câu trả lời tích cực. Họ nói những người thuộc cộng đồng LGBT rất thoải mái, lịch sự và cho tiền tip rất hậu…
Mọi người nên hiểu họ không có bệnh gì cả mà đó là giới tính của họ mà thôi, chúng ta không nên vì những điều nhỏ nhặt như vậy mà gây hệ lụy đến business của tiệm.
Cái cần thiết là tập trung vào chuyên môn của mình, dù khách là ai, mập, ốm, già trẻ…hay như thế nào chỉ cần mình cư xử đúng mực với họ là họ sẽ đối xử tương tự như vậy đối với bạn, và điều này mang lại lợi ích kinh tế cho mình đúng không ạ?
Bệnh “tự tin thái quá”
Tự tin là điều tốt, nó giúp chúng ta có thể làm việc tích cực hơn, nhưng khi tự tin một cách thái quá sẽ chuyển qua thành tự kiêu, lúc nào cũng nghĩ mình giỏi, tôi biết hết rồi không cần phải tiếp thu, học hỏi thêm nữa.
Có những trường hợp khi quá tự tin đã chuyển thành soi mói người khác. Xem người ta có gì không được, chưa tốt là sẽ chê bai hoặc không bao giờ khen ai nhưng khi thấy ai mắc lỗi là chê tới bến luôn.
Vậy tại sao không mở lòng mình ra và dành cho nhau những lời khen để giúp mối quan hệ trở nên tốt đẹp, mọi người đều có một tinh thần thoải mái, vui vẻ hơn. Ngược lại nếu cần thiết chúng ta có thể góp ý cho nhau theo chiều hướng xây dựng sẽ mang lại kết quả tích cực hơn việc chê bai một cách sỗ sàng.
Bệnh “sĩ diện và tự phụ”
Sỹ diện là không muốn ai thấy cái khuyết điểm của mình cho nên lúc nào cũng muốn che lại và từ cái bệnh đó sinh ra cái tật hay đổ lỗi cho người khác. Có bao nhiêu người trong chúng ta, khi gặp chuyện gì xảy ra không như ý muốn, thì điều đầu tiên nhất là kiếm cớ đổ tội cho người khác, cho hoàn cảnh!
Tôi đến muộn tại vì như thế này, tại vì thế nọ….. Tôi không muốn thế những tại vì lý do như vậy nên việc này mới xảy ra……
Bệnh đổ thừa còn khiến mình sống vô trách nhiệm. Vì sợ bị chê cười nên mình cứ luôn viện cớ đổ lỗi cho người khác hoặc hoàn cảnh kể cả khi tự đáy lòng bạn biết đó là lỗi do chính mình gây ra!
Căn bệnh đổ thừa suy cho cùng chẳng mang lại lợi lộc gì cả, ngược lại nó còn mang đến đau khổ, tuyệt vọng. Nếu cứ tiếp tục đổ thừa cho cái này, cái kia, người kia, người nọ thì mình sẽ chẳng bao giờ tiến bộ!
Bệnh “ngại thay đổi”
Bạn chỉ muốn giữ một cuộc sống đều đều như bây giờ, không muốn khám phá, học hỏi thêm điều gì mới? Có thể bạn đã mắc “căn bệnh” ngại thay đổi rồi đấy.
Có tiệm nail nào mà thợ hoặc chủ mắc phải căn bệnh này không ạ? Họ không chịu tiếp thu, cập nhật những cái mới lúc nào họ cũng suy nghĩ rằng việc đó không cần thiết, nhức đầu. Cuộc sống có rất nhiều thứ đang thay đổi, khi chúng ta không cập nhật để tiến lên đồng nghĩa với việc đang lùi dần về phía cuối.
Ví dụ: “Thay vì người thợ sử dụng loại sơn cũ phải mất 30 phút mới khô thì dùng sơn mới với công thức mới sẽ giúp sơn khô chỉ trong 10 phút. Như vậy vừa tiết kiệm thời gian, nâng cấp trải nghiệm khách hàng giúp công việc hiệu quả hơn”.
Bệnh “suy diễn”
Sẽ là không ngoa khi cho rằng “suy diễn” đã và đang trở thành một căn bệnh nặng trong tiệm nail ngày nay. Có thể lấy ví dụ phổ biến nhất về sự suy diễn trong cuộc sống như: “không yêu là ghét”, “chơi với người xấu thì chắc gì tốt”…
Tuy nhiên, suy cho cùng thì “suy diễn” cũng chỉ là một trạng thái tâm lý mà mỗi chúng ta ai cũng ít nhiều gặp phải. Những gì bạn nghe được hay kể cả tận mắt chứng kiến đôi khi vẫn chưa phải là toàn bộ câu chuyện của nó. Đã có trường hợp một thợ nail A kịch liệt đả kích một thợ nail B về sự lười nhác vì không cùng phụ khi cả tiệm clean up để rồi phải cảm thấy hối hận vì vô tình một buổi nọ cô ấy mới biết rằng cô thợ lười nhác A kia thường xuyên đến sớm và dọn dẹp tiệm ở một khu vực khác trước khi cô thợ A này đến.
Bài học từ câu chuyện này là đừng vội áp đặt suy nghĩ chủ quan của mình để suy diễn về một sự việc, hành động của ai đó theo kiểu đặt điều chụp mũ, thậm chí là vu khống.
Lời kết
Nail là một nghề tuyệt vời mang lại thu nhập tốt cho người Việt trên đất Mỹ, tuy nhiên hình thức “chia turn” trong tiệm nail khiến tất cả mọi người phải cạnh tranh nhau vì lợi ích kinh tế làm phát sinh những “đụng độ” không đáng có. Chúng ta nên hiểu đặc tính nghề là như vậy mà bỏ qua những điều nhỏ nhặt, tập trung nhiều hơn vào khách hàng, vào tay nghề mới là kế sách lâu dài.
VNailPro hy vọng bài viết này sẽ giúp chữa trị những căn bệnh “hiểm nghèo” mà các tiệm nail đang gặp phải để chúng ta có một cộng đồng Việt đoàn kết hơn. Hãy comment ý kiến của bạn về những căn bệnh khác mà có thể chúng tôi bỏ sót để bài viết hữu ích hơn!
-
Dịch vụ thiết kế menu bảng giá tiệm nail ở đâu?
Menu hay bảng giá cho tiệm nail? Menu dạng cuốn (menu book) và bảng giá treo tường (wall menu) là hai vật dụng không thể thiếu tại mỗi tiệm nail. Tho...
-
4 Ưu điểm vượt trội của VNailPro’s menu
Menu là một phần không thể thiếu của các cơ sở kinh doanh dịch vụ như tiệm nail. Trong đó, menu sẽ đóng góp vào phần kiến tạo thương hiệu và xây dựng ...
-
Menu book hay bảng giá treo tường cho tiệm nail?
Tại sao các tiệm nail thời xưa dùng bảng giá treo tường chứ không phải menu book như nhà hàng hay spa của Mỹ? Sự thiếu thốn về dịch vụ, sự hạn chế về ...